Kết quả tìm kiếm cho "Ai cũng có một quê hương"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 2020
Hôm nay (ngày 22/11/2024), tỉnh An Giang bước vào “tuổi” 192, kể từ thời điểm tên gọi “An Giang” được ghi vào lịch sử (năm 1832). Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ngày 22/11 hàng năm là Ngày truyền thống tỉnh An Giang. Vì vậy, khắp mọi nẻo đường là hình ảnh cờ hoa rực rỡ, chào mừng sự kiện trọng đại của quê nhà.
Sách “Đại Nam thực lục chính biên” ghi nhận, 192 năm trước, vào ngày mùng 1/10/1832 (nhằm ngày 22/11 dương lịch, theo lịch vạn niên), trong buổi thiết triều, sau khi nghe Bộ Lại trình tấu, vua Minh Mệnh chỉ dụ bãi bỏ Gia Định Thành, đổi “ngũ trấn” thành “lục tỉnh”, quyết định thành lập 12 tỉnh từ Quảng Nam đến Hà Tiên cùng thời điểm, trong đó có tỉnh An Giang. Địa danh thân thương “An Giang” đã ra đời như thế, ngày càng ghi đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc, sau gần 2 thế kỷ.
Làm quan 38 năm, trải qua 3 triều vua (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức), từng giữ nhiều chức vụ quan trọng, nhưng cuối đời Tổng đốc Phan Khắc Thận gặp lận đận, thậm chí bị tiếng oan là người “hèn nhát”.
Từ xa xưa, ông cha ta đã tự hào nước mình là “văn hiến chi bang”. Truyền thống quý báu đó hình thành nên nhiều truyền thống tốt đẹp khác, trong đó có hiếu học gắn với “tôn sư trọng đạo”.
Có sức khỏe, nhận thức tốt, nhưng các bị cáo dưới đây lại không thích làm việc chân chính, mà thích hưởng thụ, dẫn đến phạm tội...
Khi đã rời xa bục giảng, những người thầy, người cô vẫn luôn giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của mỗi chúng ta. Họ trở thành cựu giáo chức, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.
Bằng trí tuệ, tinh thần lao động bền bỉ, kiên gan nhưng đầy sáng tạo, ông cha ta đã tạo ra công trình kỳ vĩ trên vùng Tây Nam biên viễn vào đầu thế kỷ XIX. Kênh Vĩnh Tế đánh dấu thời kỳ phát triển mới cho công cuộc khai phá đất đai, lập nên đồn điền, làng xóm; như chiến hào khổng lồ bảo vệ, khẳng định chủ quyền quốc gia trên tuyến biên giới Tây Nam. Đúng như vua Minh Mạng đã nói: “Thực là quan yếu cho quốc kế biên trù”, “Đào con sông ấy để trọn công trước, thực là lợi ức muôn năm vô cùng về sau”.
Chắc hẳn ai từng một lần ghé vùng đất Tri Tôn cũng đều cảm thấy choáng ngợp trước vẻ đẹp bình dị, giản đơn nhưng phảng phất sự huyền bí, cổ kính đặc trưng của Thất Sơn - Bảy Núi.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân.
Nhiều người biết bà Châu Thị Tế (1766 - 1826) là chánh thất của danh thần Thoại Ngọc Hầu. Nhưng ít ai biết danh xưng “Nhàn Tĩnh phu nhân” của bà. Danh xưng này được vua Minh Mạng dụ phong sau khi bà qua đời, kết thúc viên mãn cuộc đời “kinh bang tế thế” của vợ chồng bà.
Bên cạnh việc nỗ lực “chạy nước rút”, phấn đấu hoàn thành cao nhất chỉ tiêu năm 2024 và Nghị quyết Ðại hội Ðảng các cấp (nhiệm kỳ 2020 – 2025), hiện nay, cấp ủy, tổ chức Đảng trong tỉnh đang tập trung chuẩn bị cho đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Từ lâu, núi Cô Tô (huyện Tri Tôn) được xem là địa chỉ du lịch tâm linh có sức hút hấp dẫn đối với lữ khách. Với độ cao khoảng 614m, đỉnh núi Cô Tô được mây mù “ôm ấp” quanh năm, trông như chốn bồng lai tiên cảnh. Một ngày cuối tuần, chúng tôi chinh phục đỉnh núi Cô Tô mệt rã rời, nhưng bù lại được tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành chốn non cao.